Dây thìa canh thần dược chữa tiểu đường


CAYTHUOCRUNG Dây thìa canh hay còn gọi là dây muôi hay lõa ti rừng, tên trong khoa học là Gymnema sylvestre; là một loài cây thân thảo thuộc nhánh Lõa ti (Gymnema) họ Apocynaceae, là loài cây thuộc vùng bản địa của rừng nhiệt đới miền nam và miền trung ở Ấn Độ. Dây thường leo cao đến 6–10 m, nhựa có màu trắng. Thân có nhiều lóng dài 8–12 cm, đường kính thân khoảng 3mm. Có phiến lá hình bầu dục, trứng ngược, dài 6–7 cm, rộng 2,5–5 cm, gân phụ 4-6 cặp, thấy rõ ở mặt dưới, nhăn lại lúc khô; cuống dài chừng 5–8 mm.

Dây thìa canh thần dược chữa tiểu đường

Hoa nhỏ có màu vàng, xếp thành xim dạng tán ở ngay nách lá; đài có lông mao mịn và rìa lông. Lần đầu tiên dây thìa canh được tìm thấy tại Ấn Độ. Trong từ điển dược liệu của Ấn Độ có ghi lại Dây thìa canh (Tiếng Ấn Độ gọi là cây Gumar) được sử dụng nhiều nhất tại Ấn Độ từ 2000 năm trước để trị bệnh "Nước tiểu ngọt như mật". Loại cây này sinh trưởng mạnh mẽ ở thung lũng Paltacot miền Trung Nam Ấn Độ, ngoài ra còn phân bố rộng khắp ở Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia. Tại Việt Nam, dây thìa canh này mới được tìm thấy vào năm 2006.

Dây thìa canh là cây gì?

Người đầu tiên phát hiện ra dây thìa canh này là Tiến sĩ Trần Văn Ơn - trưởng bộ môn Thực vật của trường Đại học Y Dược Hà Nội. Bna đầu loại cây này được tìm thấy tại một số nơi ở miền Bắc Việt Nam nước ta trải dài từ Hải Hưng, Hải Phòng, Hà Bắc, Ninh Bình cho tới Thanh Hoá. Hiện nay, dây thìa canh được quy hoạch theo mô hình nông nghiệp trồng thành vùng tại Nam Định và Thái Nguyên. Thu hái các bộ phận của toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô đều được.

Mô tả về dây thìa canh

Thời gian cây ra hoa vào tháng 7 và kết quả vào tháng 8. Khi đủ chín, quả của cây này rụng xuống và tách đôi ra trông như 2 chiếc thìa, nên trong dân gian thường gọi là cây Dây thìa canh hay cây muôi. Khi chúng ta ăn và nhai lá dây thìa canh tươi thì hàm lượng Peptide này lấp đầy thụ thể lưỡi làm lưỡi không thể hấp thu được loại đường Glucose gây hại cho cơ thể. Khi chất Gumarin tác động vào vùng dưới đồi sẽ làm chúng ta cảm thấy mất cảm giác đối với vị ngọt và vị đắng, vì vậy đó là cơ chế gây mất cảm giác ngọt thường thấy.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cao cà gai leo từ cây thuốc rừng